Nếu như Tết miền bắc có đào thì miền nam lại không thể thiếu mai, loài hoa mang sắc xuân tươi mới, đâm trồi nảy lộc. Và hoa mai đỏ là một trong những loại được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hoa mai đỏ có ý nghĩa gì, cách trồng và chăm sóc ra sao? Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Giới thiệu hoa mai đỏ
Mai đỏ hay mộc qua là loài hoa thuộc họ hoa Hồng, có tên khoa học là Chaenomeles Japonica, có nguồn gốc từ Đài Loan và châu Á. Hoa mai đỏ là giống cây sống lâu năm, có chiều cao từ 5 – 10m, mọc thành bụi gai lớn, cây phân nhành. Mai đỏ từ lâu đã được xem là một biểu tượng của ngày Tết truyền thống Việt Nam, vì thế trồng mai đỏ trong nhà ngày Tết là một hình ảnh vô cùng quen thuộc.
Mai đỏ là loại cây thân gỗ, cành con có lông, lá đơn hình trứng dài từ 5 – 8mm, lá cây màu xanh bóng, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa của cây nở vào mùa xuân, thường mọc ở đầu cành lúc lá còn non mới trồi. Hoa mai đỏ có màu đỏ tươi, đường kính từ 3 – 5cm, hoa lâu tàn hơn các loại cây hoa mai khác.
Cây mai đỏ là loại cây ưa sáng, có thể trồng ở trong điều kiện bóng râm hoặc âm mát, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu nóng ẩm, thoát nước tốt. Chính vì vậy mà mai đỏ thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam và các tỉnh vùng núi phía bắc.
Bài viết liên quan cách chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Ý nghĩa hoa mai đỏ
Hình ảnh hoa mai đỏ từ lâu đã đi vào tiềm thức của bao đứa trẻ Việt Nam trong ngày Tết truyền thống. Loài hoa này không chỉ đẹp, vươn mình lên trong cái giá rét để khoe sắc mà còn mà ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:
Tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy
Hoa mai nở rộ, xum xuê với các cành lá giữa mùa đông giá rét chính là được xem biểu tượng của mùa xuân. Hình ảnh những chùm hoa mai đỏ nở rộ thì cũng là lúc mà mọi người được sum vầy, quây quần bên nhau.
Chính vì vậy mà từ lâu, hoa mai đỏ luôn là loài hoa được tượng trưng cho sự sum vầy ngày Tết.
Xem thêm kỹ thuật ươm mai vàng bằng hạt
Tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, an lành
Theo quan niệm từ xưa, màu đỏ luôn là màu đem lại may mắn, hạnh phúc và đối với hoa mai đỏ cũng vậy. Với những cánh hoa đỏ nổi bật biểu tượng cho một năm mới bắt đầu với những khởi đầu mới trọn vẹn, an lành và tràn đầy sức sống hơn.
Ngoài ra, đặt cây mai đỏ trong nhà vào ngày Tết giống như một chiếc bình phong chống lại ma quỷ những điều xui xẻo sau ngày đưa ông Táo về trời vậy.
Biểu tượng cho sức sống dũng cảm, kiên cường
Mai đỏ với sức sống bất diệt, kiên cường, luôn vươn mình lên khoe sắc giữa mùa đông giá lạnh. Chính sức sống bền bỉ này của loài hoa mai đỏ này đã thể hiện được sự dũng cảm, sức sống kiên cường của nó.
Cách trồng hoa mai đỏ nở đúng ngày Tết
Mặc dù là loại hoa dễ trồng nhưng để cây phát triển tốt, hoa nở đẹp, ra hoa vào đúng dịp Tết thì bạn cần phải lưu ý cách trồng dưới đây:
Cách nhân giống mai đỏ
Mai đỏ được nhân giống bằng cả hai phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính. Để trồng được một chậu hoa đẹp thì bạn cần lưu ý các cách nhân giống dưới đây:
Trồng mai bằng hạt
Nhân giống bằng hạt giống hoa mai đỏ được ông cha ta áp dụng từ xưa đến nay, ưu điểm của phương pháp này là tạo được số lượng cây con dễ dàng, không tốn kém và không mất nhiều thời gian.
Hạt mai giống mua về nên chọn những hạt đảm bảo chất lượng, to, mẩy, đều nhau và không có dấu hiệu của sâu bệnh hại. Sau đó đem hạt đi ngâm qua nước ấm qua từ 3 – 5 tiếng để kích thích hạt nảy mầm.
Sau khi ngâm xong thì đem hạt đi giâm vào luống, phủ thêm một lớp mùn hoặc rơm lên phía trên, cách này giúp hạt giữ ẩm tốt và hạn chế bị côn trùng tấn công. Đợt khi cây non đạt khoảng từ 30 – 50cm thì bứng đem đi trồng vào chậu. Lưu ý không nên để mai con lớn rồi mới bứng vì dễ bị đứt dễ cái khiến cây chết.
Xem thêm Cách chăm sóc mai vàng tháng 6 âm lịch
Nhân giống bằng chiết cành
Để chiết cành, đầu tiên bạn cần chọn một cành mai đỏ nhỏ của cây mẹ, nên chọn cành phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Tiến hành cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 2 – 4cm, lưu ý không được để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong của cành, sau đó bóc vỏ đó bỏ đi.
Sau đó, sử dụng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai ốp chặt vào xung quanh chỗ cắt và dùng vải dày hoặc xơ dừa bao bọc lại vết cắt. Thường xuyên tưới nước, giữ độ ẩm cho chỗ chiết, sau khoảng 2 – 3 tháng thì bầu đất mọc nhiều rễ con là có thể cắt cây con ra để chiết.
Lúc này có thể trồng vào chậu và chăm sóc bình thường.
Kỹ thuật trồng mai đỏ tại nhà
Sau khi nhân giống xong, khi cây non đạt từ 30 – 50cm thì bạn có thể tiến hành bứng cây vào trồng trong chậu để chăm sóc.
Để bứng cây mai khỏi vườn thì bạn thực hiện theo cách sau: Tưới nước thật đẫm quanh gốc cây cho nước ngấm sâu vào đất. Sau đó dùng mũi dao xắn xung quanh gốc với độ sâu vài tấc rồi bứng bầu đất ra. Cách này sẽ giúp cho rễ cái không bị đứt mà cây vẫn phát triển tốt.
Để trồng bạn nên lựa chọn những chậu cây có kích thước lớn, để phù hợp cho cây phát triển. Đất trồng nên chọn loại tơi xốp, có dinh dưỡng cao.
Cách chăm sóc mai đỏ ngày Tết
Mai đỏ là loài hoa Tết phổ biến được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên để chăm sóc hoa mai đỏ đẹp vào ngày Tết thì không phải ai cũng biết. Vì thế, hãy tham khảo ngay các kinh nghiệm dưới đây:
Nhiệt độ
Mai đỏ là loại hoa sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên, tuy nhiên, để cho cây ra hoa đúng dịp Tết thì nên để nhiệt độ khoảng 23 – 30 độ C. Vì vậy, nếu nhiệt độ không phù hợp sẽ kích thích mai đỏ ra hoa sớm hoặc muộn hơn dự kiến.
Đất trồng
Cây hoa mai đỏ thích hợp trồng ở những nơi cao, tơi xốp, dồi dào chất dinh dưỡng. Vì thế nên hoa mai đỏ thường được trồng ở các tỉnh miền núi cao, nếu trồng ở điều kiện đất vườn thì bạn nên tạo rãnh cho cây.
Tuốt lá
Hoa mai đỏ sẽ nở hoa khi được tuốt hết lá già, trong điều kiện tự nhiên thì cây sẽ rụng lá vào mùa đông hoặc lập xuân. Sau khi lá rụng thì các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu, nụ xanh nở rộ sau 6 – 7 ngày từ khi bung vỏ trấu. Vì thế để mai ra hoa đúng dịp Tết thì bạn nên tuốt lá cho cây mai đỏ vào khoảng giữa tháng 12 âm lịch.
Xử lý hoa nở sớm
Không phải khi nào hoa mai đỏ cũng sẽ nở vào đúng dịp Tết nguyên đán, có thể hoa nở sớm hoặc muộn hơn. Khi lá mai già nhưng nụ mai còn nhỏ thì có thể hoa sẽ nở muộn nên bạn có thể chủ động tuốt lá sớm từ 10 – 12 ngày rồi tiến hành bón thúc bằng phân NPK với liều lượng khoảng: 10 : 55 : 10 để kích thích cây ra hoa.
Với trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết bạn có thể sử dụng cách khác: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai đỏ chưa bung vỏ trấu hoặc tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh để kích thích hoa nở. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phế phẩm là Miracle-gro, Yogen, Methyl Parathion hòa tan với liều lượng 20ml/bình 8 lít nước. Phun 1 lần là hoa mai sẽ nở.
Xử lý hoa nở muộn
Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai to thì có thể hoa mai nở sớm hơn Tết. Với trường hợp này thì bạn nên tuốt lá trễ, đợt đến khoảng 20 tháng Chạp mới tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày rồi bổ sung thêm NPK (5 : 0 : 2).
Nếu chưa đến 23 tháng Chạp mà cây mai đỏ đã bung vỏ trấu, thì cần đặt cây ở nơi râm mát, tưới đẫm nước giúp hãm cây sự nở của hoa lại.
Quả thực, mai đỏ khoe sắc vào mùa xuân đã được xem là biểu tượng cho ngày Tết truyền thống ở Việt Nam. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên bạn có thể hiểu hơn về loại hoa này, chăm sóc cho gia đình mình một chậu hoa mai thật đẹp ngày Tết nhé.