Sau những ngày khai mãn làm đẹp nhà ngày Tết, hoa mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc để năm sau lại đơm hoa kết nhụy. Chăm sóc mai sau Tết cần làm sớm ngay từ mùng 15 - 25 tháng Giêng, không để cây quá lâu trong nhà cây sẽ mất sức. Chăm sóc mai vàng sau tết cần phải lưu ý những vấn đề sau:
A. CẮT TỈA CÀNH
1. Cắt bỏ hết Hoa và Nụ
- Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa. Chỉ nên cắt giữa cuống hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới. Còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời, nơi có nắng sớm chiếu vào, khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa.
- Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ khoảng hai tháng sau hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ, hoa nở sung mãn.
2. Chỉnh sửa dáng cây
Thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoặc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành.
3. Cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh dày
Cần loại bỏ những cành yếu, cành bệnh, cành vô hiệu để cây được khỏe mạnh hơn. Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ, chú ý phải để lại ít nhất hai mắt lá trên các cành, nhánh. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5 mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì từ mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và hoa mai vàng có ý nghĩa gì trong cuộc sống
B. VỆ SINH CÂY
Sau khi cắt tỉa cành thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra. Sau đó phun phân vi sinh vật Điền Trang-Tricho với thành phần chứa nấm đối kháng Trichoderma và vi khuẩn đối kháng Bacillus spp. Để ngăn ngừa nấm bệnh trên cây. Định kỳ 15-20 ngày/ lần.
C. THAY ĐẤT & CHẬU CHO CÂY MAI
Khi trồng đã 2 - 3 năm rồi mà chưa thay chậu cho cây Mai thì đất đã bị chai cứng, kích thước chậu không còn phù hợp nên cần sang qua chậu mới. Phải lựa chậu mới lớn hơn chậu cũ, phù hợp với kích thước cây. Thời gian thay chậu tốt nhất là từ khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 Âm lịch, do lúc này bộ rễ cây đã cứng cáp, ít bị tổn thương. Trước khi chuyển chậu bạn nên tưới đẫm nước rồi nhẹ nhàng nâng gốc Mai lên, trách làm đứt rễ. Chậu mới phải có lỗ thoát nước, từ từ đặt cây Mai vô, sửa cho ngay ngắn, mới bỏ thêm đất. Ngoài giá thể trồng mai, bạn cần trộn thêm hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học dạng bột hoặc viên đều được. Phân hữu cơ giúp hệ ổn định sinh thái đất, là môi trường sống của các loài vi sinh vật, trùn, giun,…làm cho đất thêm tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Những dòng phân hữu cơ sinh học TRIMIX-N1, phân hữu cơ vi sinh TRICHOMIX-DT là những dòng phân hữu cơ cao cấp được sản xuất bằng công nghệ ủ hoai nguyên liệu hữu cơ có bổ sung nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus sp., xạ khuẩn giúp phục hồi cây và ngăn ngừa nấm bệnh hiệu quả cho cây Mai sau tết.
Sau khi thay chậu, bạn cần tưới TRIMIX-DT siêu ra rễ để kích thích rễ ra nhanh và mạnh hơn.
Xem thêm Quy trình và kỹ thuật bón phân cho cây mai vàng, những phân bón lá cho mai vàng tốt nhất
D. BÓN PHÂN
Sau Tết, cây Mai mất sức cần phải bón phân ngay, để kịp cung cấp dinh dưỡng phục hồi cho cây Mai. Vấn đề là nên bón phân như thế nào? Nên chọn loại phân gì ? Để tiện lợi và hiệu quả cao?
Có 2 cách bón: bón lót và bón thúc.
1. Phục hồi cây: thời điểm thích hợp để bón phân phục hồi cho cây mai kéo dài từ sau tết đến giữa tháng 2 âm lịch. Những dòng phân hữu cơ sinh học TRIMIX-N1, phân hữu cơ vi sinh TRICHOMIX-DT, phân hữu cơ viên nở con voi TRIMIX-N2 là những dòng phân hữu cơ cao cấp được sản xuất bằng công nghệ ủ hoai nguyên liệu hữu cơ có bổ sung nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus sp., xạ khuẩn giúp phục hồi cây và ngăn ngừa nấm bệnh hiệu quả cho cây mai sau tết. Tùy thuộc vào kích thước cây mai mà bón liều lượng thích hợp, tốt nhất định kỳ 15-20 ngày bón một lần kết hợp sử dụng can tưới TRIMIX-DT 5 lít và Điền Trang Tricho 500g tưới gốc để ngăn ngừa nấm bệnh và tuyến trùng hiệu quả.
2. Kích phân hóa mầm hoa: mặc dù cây mai nở hoa vào cuối tháng 12 đến đầu tháng giêng âm lịch nhưng giai đoạn vàng để cây phân hóa mầm hoa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch. Chính vì vậy bạn cần bón các loại phân hữu có kết hợp phân bón có hàm lượng lân cao như DAP, FEED-DT02 (10-50-10) để kích thích cây phân hóa mầm hoa.
3. Chuẩn bị ra hoa: từ cuối tháng 9 đến tháng 12 cây mai bắt đầu ngưng quá trình sinh trưởng chuyển qua giai đoạn phát triển sinh sản, để có những bông hoa mai to, màu sắc đẹp, lâu tàn,… giai đoạn này bạn nên bón phân hữu cơ, hoặc các loại phân bón có hàm lượng Kali cao.
4. Phun phân bón lá: Cây không những hấp thu các loại phân bón qua rễ mà còn có thể hấp thu qua lá, cây hấp thu nhanh hơn do diện tích lá lớn. Phân bón qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá như: TRIMIX-DT 10ml. Bạn cần phun phân lá kết hợp với Điền Trang Tricho để kiểm soát nấm bệnh cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Xem thêm trồng mai con bao lâu ra hoa?Những cách trồng mai vàng
E. TƯỚI NƯỚC
Để cây mai ra hoa đồng loạt đúng dịp Tết, một điều rất quan trọng là bạn không được để cây mai bị sốc nước, vì sau khi cây bị sốc nước sẽ dễ dẫn đến tình trạng nở hoa lác đác, làm ảnh hưởng đến số lượng hoa ngày Tết. Bạn cần phải tưới nước mỗi ngày tùy theo kích thước chậu, kích thước cây, không được để cây thiếu nước quá lâu.
Để đảm bảo rễ cây không bị tuyến trùng bạn nên tưới ĐIỀN TRANG NEMA 10 ngày 1 lần để bổ sung nấm Trichoderma và nấm Pacilomyces kiểm soát nấm bệnh và tuyến trùng gây hại rễ.
Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ đầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm.
Chúc bạn thành công !